7 cách cải thiện mạng xã hội giúp bạn tìm kiếm việc thành công

Bạn đã tìm kiếm việc làm trong một thời gian nhưng không thành công? Có thể, vấn đề không nằm ở sơ yếu lý lịch của bạn, cũng không phải ở cách bạn “tự bán mình” trong cuộc phỏng vấn xin việc, mà chính là hồ sơ trên mạng xã hội của bạn.

Bạn có biết rằng 97% công ty sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng và lựa chọn những ứng viên có năng lực hay không? Cho dù bạn có ý thức được điều này hay không, các nhà tuyển dụng tiềm năng vẫn thường xuyên truy cập và xem xét các tài khoản LinkedIn, Facebook, Twitter và Instagram của bạn.

Vì vậy, nếu bạn muốn có được công việc hằng mơ ước  thì bạn nên cải thiện các tài khoản mạng xã hội của mình. Sau đây hãy cùng Iworld.com.vn tìm hiểu một số cách để thúc đẩy tìm kiếm việc làm của bạn.

Hình ảnh bởi Erik Lucatero từ Pixabay

A. Tạo hồ sơ LinkedIn trông thật hoàn hảo

Nhắc đến tìm kiếm việc làm, hồ sơ LinkedIn đóng vai trò quan trọng nhất. Các nhà quản lí tuyển dụng có thể truy cập tài khoản Instagram, Facebook, and Twitter của bạn hoặc không, nhưng họ nhất định sẽ kiểm tra tài khoản LinkedIn của bạn.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là tập trung vào LinkedIn và kết hợp các cải tiến sau đây:

1. Cập nhật hồ sơ của bạn

Hồ sơ LinkedIn phải chứa thông tin liên quan nhất về kinh nghiệm làm việc, việc làm, thành tích chuyên nghiệp mà bạn đạt được. Nếu bạn đã không cập nhật hồ sơ của mình một vài tháng thậm chí vài năm thì bạn nên sửa chúng ngay lập tức nhé.

Dưới đây là một danh sách các nhiệm vụ cho bạn:

  • Bắt đầu với một tiêu đề hấp dẫn nhưng có liên quan để gây sự chú ý của nhà tuyển dụng
  • Chỉnh sửa mục Tự giới thiệu. Hãy thể hiện sứ mệnh, động lực và kỹ năng hiện tại của bạn
  • Thêm tất cả những kinh nghiệm làm việc và học vấn liên quan của bạn, bao gồm những dự án tình nguyện và các khóa họ c trực tuyến chuyên ngành
  • Đăng tải các mẫu phương tiện gần đây lên danh mục đầu tư của bạn, nếu có (ví dụ như nếu bạn là nhiếp ảnh gia, hãy tải các bức hình từ dự án mới nhất của bạn)
  • Thêm các kỹ năng mới, gồm các kỹ năng mềm (như chủ động lắng nghe, trí tuệ cảm xúc)
  • Đừng cảm thấy e ngại khi yêu cầu các đề xuất từ đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh của bạn
  • Đăng tải một bức ảnh hồ sơ chuyên nghiệp mới để tăng sự uy tín cho hồ sơ của bạn

2. Sử dụng tính năng “Let Recruiters Know You’re Open”

Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng tìm thấy bạn trên LinkedIn thì đừng nêu rõ trên hồ sơ là bạn đang “mở ra những cơ hội mới” hoặc ” tìm kiếm thử thách thú vị tiếp theo”.  Đó là cách tiếp cận sai để tìm kiếm việc làm bởi hai lí do:

Thứ nhất, nếu bạn tỏ ra đang tìm kiếm một công việc, bạn sẽ bị tấn công bởi những yêu cầu không liên quan để kết nối cũng như tin nhắn rác. Thứ hai, có sự thành kiến đối với việc tuyển dụng những người thất nghiệp.

Cách tốt nhất để cho các nhà tuyển dụng tiềm năng biết rằng bạn muốn nhận một công việc mới đó chính là sử dụng một tính năng có tên “Let recruiters Know You’re Open”. Nếu bạn được tuyển dụng, bộ chỉ sốnày sẽ được ẩn đối với những nhà tuyển dụng làm việc tại tổ chức của bạn. Bộ chỉ sốsẽ chỉ được hiển thị với những người quản lý tuyển dụng đã trả tiền cho tiện ích bổ sung “LinkedIn Recruiter” cao cấp.

3. Đọc kĩ và chỉnh sửa hồ sơ của bạn

Không cần phải nói rằng hồ sơ LinkedIn của bạn phải hoàn hảo về ngữ pháp, dấu câu, văn phong và chính tả.

Nếu nhà tuyển dụng phát hiện ra một lỗi sai trong văn bản, họ sẽ nghi ngờ liệu bạn có phải là người phù hợp với công ty hay không. Họ có thể phỏng đoán  rằng nếu bạn không chú ý đến các chi tiết và ngữ pháp của bạn kém thì bạn không phải là người thông minh và cần được rèn luyện nhiều hơn nữa.

Vì vậy, sau mỗi lần cập nhật xong LinkedIn, bạn nên đọc kĩ từng câu và từng cụm từ. Thật may là có hàng tá công cụ kiểm tra ngữ pháp trực tuyến và dịch vụ viết chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn. Bạn chỉ cần xem qua các đánh giá trang web viết bài và chọn một công cụ phù hợp cho mình.


B. Cập nhật hồ sơ Facebook, Twitter và Instagram của bạn

Không chỉ có duy nhất Linked là nền tảng truyền thông xã hội để người quản lý tuyển dụng có thể kiểm tra trước khi mời bạn phỏng vấn. Vì thế, hãy đảm bảo rằng trang cá nhân Facebook, Instagram và Twitter của bạn sẽ không làm các nhà tuyển dụng tiềm năng giật mình. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích cho bạn.

4. Ẩn hình ảnh, video và nội dung khác không phù hợp

Nhà tuyển dụng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để có cái nhìn thoáng qua về bạn ngoài giới hạn của sơ yếu lý lịch, thư xin việc hoặc cuộc phỏng vấn. Dù bạn có muốn hay không thì họ cũng sẽ truy cập hồ sơ mạng xã hội của bạn để kiểm tra nội dung bạn đăng, những giá trị mà bạn quảng bá và cuộc sống thực sự của bạn.

Với lý do này, bạn nên xóa (hoặc ít nhất là ẩn) nội dung sau khỏi tất cả các hồ sơ của mình:

  • Ảnh và video say xỉn
  • Ảnh khỏa thân hoặc bán khỏa thân
  • Bất kỳ nội dung truyền thông xã hội được cho là phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, bài ngoại hoặc xúc phạm nhân phẩm
  • Ảnh và video thể hiện ai đó bị thương, bị làm nhục hoặc bị tấn công
  • Nội dung liên quan đến tình dục
  • Nội dung cho thấy  bạn trung thành với một thương hiệu cạnh tranh với nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn. Ví dụ: nếu bạn nộp đơn xin việc tại McDonald’s, hãy loại bỏ những dòng chữ thể hiện rằng bạn rất yêu Burger King.

5. Chia sẻ nội dung liên quan đến tìm kiếm việc làm của bạn

Bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng tin bạn là một chuyên gia trong thị trường ngách của mình chứ? Nếu có, hãy chia sẻ nội dung liên quan đến công việc của bạn lên dòng thời gian Facebook và Twitter . Việc này sẽ giúp bạn thuyết phục những nhà tuyển dụng tiềm năng  để họ biết bạn là một chuyên gia theo dõi các xu hướng thị trường một cách chặt chẽ.

Giả sử bạn làm việc trong lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn chia sẻ bài báo của The Wall Street Journal Người mua quay trở lại sau khi giá thuê căn hộ ở New York được kiểm soát và bài viết của Forbes Những điều cần biết về cuộc khủng hoảng nhà ở giá cả phải chăng trên trang Facebook cá nhân của bạn, nó sẽ có lợi cho bạn đấy!

Khi nhà quản lý tuyển dụng nhìn thấy các bài đăng trên mạng xã hội của bạn, họ sẽ nghĩ, “Ứng viên này hiểu rõ về những gì đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản. Chúng ta chắc chắn cần mời cô ấy đến phỏng vấn ”.

6. Xem xét tạo thêm một tài khoản mạng xã hội

Bạn có tài khoản trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter? Bạn có sử dụng tài khoản của mình một cách chủ động không? Nếu bạn không có tài khoản trên một trong các nền tảng hoặc nếu bạn không sử dụng tài khoản của mình trong một thời gian dài thì hãy sửa nó ngay nhé!

Một số công ty bị ám ảnh bởi mạng xã hội và họ đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội của mình. Nhân viên của họ cũng được yêu cầu như vậy.

Cho nên, trước khi nộp đơn xin việc tại một công ty cụ thể, bạn hãy xem qua hồ sơ trên mạng xã hội của nó. Ví dụ: nếu bạn thấy rằng công ty tích cực tương tác với khách hàng và nhân viên của mình trên Twitter, bạn nên xem xét việc bắt đầu một tài khoản Twitter.

7. Trưng bày những tác phẩm hay nhất của bạn

Bạn làm việc trong lĩnh vực sáng tạo ư? Vậy thì bạn có thể sử dụng mạng xã hội để giới thiệu hồ sơ năng lực cá nhân của mình. Nếu bạn là nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, nhiếp ảnh gia hoặc nghệ sĩ thì hãy xuất bản các tác phẩm nghệ thuật của bạn trên Instagram. Nếu bạn là nhà văn, nhà báo, nhà sản xuất phim thì hãy chia sẻ liên kết đến các tác phẩm của bạn trên Twitter và Facebook.

Phương tiện truyền thông xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều đối tượng và tìm thấy các nhà tuyển dụng tiềm năng. Các nhà tuyển dụng tình cờ xem các tác phẩm của bạn và đề nghị cho bạn một công việc. Nếu bạn không có trang web hồ sơ năng lực cá nhân nhưng hồ sơ năng lực cá nhân trên trang mạng xã hội là điều bắt buộc đấy.
Nguồn ảnh chụp màn hình: https://www.instagram.com/irenriver/


Kết luận

Cách bạn sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội ảnh hưởng không ít đến quá trình tìm kiếm việc làm của bạn. Vì thế, nếu bạn muốn có một công việc lương cao thì  hãy cố gắng làm cho các tài khoản LinkedIn, Facebook, Twitter và Instagram của mình trông thật hoàn hảo nhé!

Áp dụng các mẹo trong bài viết sẽ khiến quá trình tìm kiếm việc làm của bạn lên một tầm cao mới đấy.

Thông tin về Tác giả:

Daniela McVicker là nhà tư vấn sự nghiệp. Cô ấy cũng là một huấn luyện viên giao tiếp kinh doanh, giúp các ứng xin việc trong tương lai viết email công việc để giúp họ thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Bạn có thể kiểm tra đánh giá mới nhất của cô ấy về Grabmyessay.

Biên dịch bởi Phạm Hồng Hiệp – Iworld.com.vn