Bảo mật đám mây có phải là đầu cuối, dữ liệu hay chỉ là môi trường dữ liệu?

Iworld.com.vn gửi tới độc giả thông tin định nghĩa bảo mật đám mây

Bạn có thể nghe nói tới nó một lần hay trăm lần về “Bảo mật đám mây”, nhưng nó có nghĩa là gì? Bạn có thể nghĩ nó như là một sản phẩm bảo mật hỗ trợ đám mây. Tuy nhiên, nó còn nhiều hơn thế nữa đấy. Bảo mật đám mây là bảo mật thông qua sự kết hợp của các quy trình, chính sách và công nghệ hoạt động cùng nhau để bảo vệ đám mây, từ đầu cuối đến dữ liệu bao phủ trong môi trường. Một chiến lược bảo mật đám mây phải toàn diện, dựa trên cách dữ liệu được giám sát và quản lý trên toàn môi trường. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét các nhóm bảo mật CNTT có thể đối đầu trực tiếp với các thách thức đe dọa đối với hệ thống đám mây hay không, đồng thời thiết lập các quy trình nội bộ phù hợp và áp dụng các giải pháp cần thiết để bảo mật đám mây hiệu quả.

Những thách thức hàng đầu của Bảo mật đám mây

Khi chúng ta bước vào thế giới CNTT, các nhóm bảo mật cần hiểu và giải quyết một loạt thách thức mới, nó có thể xuất phát từ một cấu ​​trúc phức tạp của hệ thống đám mây . Khi việc sử dụng các dịch vụ đám mây ngày càng tăng, điều quan trọng là phải hiểu có bao nhiêu dữ liệu hiện đang tồn tại trên đám mây. Trên thực tế, lượng dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trong các tệp trên đám mây đang tăng lên, ước tính khoảng 21% và đã tăng 17% trong hai năm qua. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các mối đe dọa nhắm vào đám mây cũng đang gia tăng.Trung bình mỗi tháng, tổ chức có 31,3 sự cố bảo mật liên quan đến đám mây, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đó là các vụ tấn công dữ liệu và DDoS, do đó công nghệ đám mây không còn xa lạ với các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, công nghệ này cũng bị ảnh hưởng bởi những thách thức duy nhất với cấu trúc của nó, chẳng hạn như lỗ hổng hệ thống và giao diện người dùng (UI) không an toàn và giao diện lập trình ứng dụng (API). Tất cả đều có thể dẫn đến mất dữ liệu. Giao diện người dùng và API không an toàn là những thách thức hàng đầu đối với đám mây, vì tính bảo mật và tính khả dụng của các dịch vụ đám mây nói chung, phụ thuộc vào tính bảo mật của giao diện người dùng và API này. Nếu chúng không an toàn, kết quả là các chức năng như cung cấp, quản lý và giám sát có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn có các lỗi trong các chương trình đám mây, có thể được sử dụng để xâm nhập, kiểm soát hệ thống, làm gián đoạn hoạt động dịch vụ và đánh cắp dữ liệu. Thách thức mà chúng tôi thấy đối với dữ liệu và khối lượng công việc dịch chuyển sang đám mây là các nhà phát triển không đủ kiến ​​thức theo kịp sự phát triển của đám mây. Chúng tôi nhận thấy cấu trúc sai là một trong những nguyên nhân chính gây ra rò rỉ dữ liệu và lỗi dữ liệu nên các chuyên gia CNTT phải đánh giá được cấu trúc đám mấy, nó có nghĩa rất quan trọng để xây dựng giải pháp phù hợp cho bảo mật. Một ví dụ khác về mất dữ liệu như quản lý hồ sơ, thông tin xác thực và quyền truy cập bị rò rỉ, tạo cơ hội cho tin tặc truy cập trái phép vào thông tin mặc định không được bảo vệ.

Và có tin tốt cho bạn? Để chống lại những mối đe dọa này, có một số phương pháp tốt nhất mà nhóm CNTT có thể tập trung vào, để bảo vệ đám mây theo cấu trúc mới. Đầu tiên và quan trọng nhất, CNTT nên tập trung vào kiểm soát và quản lý dữ liệu.

Bảo mật bắt đầu với quy trình: Kiểm soát và Quản lý Dữ liệu

Để bắt đầu chiến lược bảo mật đám mây một cách hiệu quả, cần có các biện pháp kiểm soát phù hợp cho cấu ​​trúc đám mây. Kiểm soát bảo mật đám mây khỏi các lỗ hổng bảo mật và giảm bớt tác động từ cuộc tấn công độc hại, bằng cách triển khai các biện pháp kiểm soát phù hợp và các nhóm CNTT có thể thiết lập một đường biên giới cho các biện pháp, thực hành và hướng dẫn trên môi trường dữ liệu. Các biện pháp kiểm soát này có thể bao gồm từ răn đe và khắc phục đến phòng ngừa và bảo vệ.

Song song với các biện pháp kiểm soát, các nhóm CNTT cần thiết lập một quy trình hoặc hệ thống để liên tục theo dõi dòng dữ liệu, vì thông tin chi tiết về dữ liệu và cách quản lý dữ liệu là rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ chiến lược bảo mật đám mây nào. Một giải pháp như McAfee Data Loss Prevention (DLP) có thể giúp các tổ chức giám sát dữ liệu thông qua việc sử dụng bảng điều khiển. Công cụ này có thể giúp bảo mật dữ liệu và ngăn chặn mất dữ liệu tại chỗ khi truyền tải lên đám mây để tích hợp một DLP nhất quán trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm ở bất cứ nơi nào nó tồn tại và theo dõi hành vi của người dùng.

Giải quyết khả năng hiển thị, tuân thủ và bảo mật dữ liệu

Khi nói đến bảo mật dữ liệu trên đám mây, khả năng hiển thị và tuân thủ cũng phải được đặt lên hàng đầu đối với các nhóm CNTT. Các    nhóm phải hiển thị toàn bộ các ứng dụng và dịch vụ đang được sử dụng, cũng như có cái nhìn sâu sắc, tổng thể về hoạt động của người dùng và tình hình bảo mật hiện có của tổ chức. Họ cũng cần có khả năng xác định dữ liệu nhạy cảm trong đám mây để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sự tồn tại và tuân thủ của dữ liệu.

Đó chính xác là lý do tại sao các nhóm CNTT cần áp dụng giải pháp bảo mật truy cập đám mây (CASB) một cách hiệu quả, có thể giúp giải quyết các vấn đề về khả năng hiển thị và tuân thủ trực tiếp. Hơn nữa, loại giải pháp này cũng sẽ giúp bảo mật dữ liệu khỏi mối đe dọa được mã hóa và kiểm soát truy cập, cũng như phát hiện và phản hồi tất cả các loại đe dọa từ mạng ảnh hưởng đến đám mây.

Tích hợp tất cả lại với nhau

Bằng cách kết hợp các quy trình kiểm soát và quản lý dữ liệu phù hợp với giải pháp CASB, các nhóm bảo mật có thể bảo vệ đám mây ở tất cả các cấp cấu trúc. Một giải pháp CASB như McAfee MVISION Cloud, bảo vệ dữ liệu ở nơi nó tồn tại trên đám mây. CASB là một phần mềm được lưu trữ trên đám mây, giữa khách hàng sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ đám mây để thực thi bảo mật, tuân thủ và thực hiện các chính sách một cách thống nhất đối với các tài sản vô hình trên đám mây, từ SaaS đến IaaS / PaaS. Ngoài ra, McAfee MVISION Cloud có thể giúp các tổ chức mở rộng kiểm soát bảo mật cho cơ sở hạ tầng trên đám mây và hơn thế nữa. Để mở rộng các kiểm soát giải pháp phát hiện, bảo vệ và sửa chữa, các nhóm bảo mật CNTT phải có được khả năng hiển thị đầy đủ về dữ liệu, môi trường và hành vi của người dùng trên dịch vụ đám mây và cả thiết bị. Khi dữ liệu di chuyển khỏi đám mây, McAfee MVISION Cloud sẽ áp dụng khả năng bảo vệ liên tục ở bất cứ đâu, trong hoặc ngoài đám mây. Và khi xảy ra lỗi, phần mềm sẽ thực hiện hành động theo thời gian thực vào sâu bên trong các dịch vụ đám mây để sửa lỗi vi phạm do con người tạo ra và ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật. Mặc dù McAfee MVISION Cloud chủ động bảo vệ đám mây, nhưng điều quan trọng là phải bảo vệ quyền truy cập vào đám mây tại điểm bắt đầu hoặc đầu cuối. Một giải pháp bảo mật đầu cuối, chẳng hạn như McAfee Endpoint Security, cũng không thể thiếu trong việc bảo mật đám mây, vì các đầu cuối là mục tiêu cho hành vi đánh cắp thông tin xác thực, dẫn đến rủi ro lớn hơn trong môi trường dữ liệu đám mây. Mặc dù McAfee MVISION Cloud chủ động bảo vệ đám mây, nhưng điều quan trọng là phải bảo vệ quyền truy cập vào đám mây tại điểm bắt đầu hoặc điểm cuối.

Trong bối cảnh mối đe dọa luôn thay đổi, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và quản lý dữ liệu phù hợp, với việc bổ sung các giải pháp bảo mật đám mây hiệu quả, là chìa khóa cho một chiến lược bảo mật đám mây hiệu quả. Các nhóm CNTT nên thực hiện các biện pháp chủ động bảo vệ vô số đầu cuối được kết nối với đám mây và lượng dữ liệu được lưu trữ trong môi trường đám mây được an toàn.

Để tìm hiểu thêm về bảo mật đám mây và các chủ đề an ninh mạng doanh nghiệp khác, hãy nhớ theo dõi chúng tôi @McAfee và @McAfee_Business.

Trân trọng cám ơn quý độc giả./.

Link tham khảo thêm cho bạn: https://www.pacisoft.com/bao-mat-security/for-business/mcafee-business.html

Biên dịch: Lê Toản – Iworld.com.vn