Cẩm nang Hiện đại hóa ứng dụng: Quá trình hiện đại hóa (Phần 1)

Ở bài trước, chúng ta đã khái quát những phương pháp hiện đại hóa ứng dụng thông qua Kubernetes, kiến trúc microservices,… Vậy nên hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo cẩm nang Hiện đại hóa ứng dụng. Bài viết hướng dẫn này được trích trực tiếp từ Giám đốc điều hành VMware, đảm bảo sẽ mang đến cho người đọc nhiều thông tin bổ ích. 

Giới thiệu chung

hiện đại hóa ứng dụng 1

Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã và đang tích lũy hàng triệu dòng mã phần mềm. Chúng bao gồm các hệ thống quan trọng để điều hành và thực hiện chiến lược kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, chúng cần được xây dựng với tính bảo mật cao. Bên cạnh đó, chúng lại phải có khả năng tính toán nhanh chóng. Thế nhưng lại không có khả năng thay đổi và phát triển các hệ thống.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với các thách thức sau:

  • Xây dựng trải nghiệm khách hàng mới mẻ với các giá trị cốt lõi tác động việc kinh doanh.
  • Quản lý khối lượng phần mềm khổng lồ với chi phí duy trì cực kì tốn kém. Ngoài ra, chúng còn chứa các lỗ hổng bảo mật vô cùng lớn nếu không quản lý chặt chẽ.
  • Tận dụng sự linh hoạt và đổi mới được cung cấp bởi Cloud. Các nguồn mở như trí tuệ nhân tạo, máy tính không máy chủ hoặc máy học cũng phải được khai thác.

Những thách thức của việc hiện đại hóa ứng dụng

hiện đại hóa ứng dụng 2

Tuy nhiên, việc hiện đại hóa ứng dụng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và rủi ro. Các cách phương pháp truyền thống thường bị đình trệ và không mang lại hiệu quả cao. Bất chấp thất bại, những đổi mới trong cơ sở hạ tầng ứng dụng đã giúp các mô hình thực tiễn như microservices được phân phối liên tục. Từ đó cho thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều. Đối mặt với áp lực kinh doanh từ kỳ vọng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh mới, việc hiện đại hóa phần mềm cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, việc hiện đại hóa ứng dụng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức và rủi ro. Các cách phương pháp truyền thống thường trì trệ và không hiệu quả cao. Vượt qua tất cả, những đổi mới gần đây trong cơ sở hạ tầng ứng dụng đã cho phép các mô hình thực tiễn như microservices phân phối liên tục và mang lại kết quả khả quan hơn. Đối mặt với các áp lực kinh doanh như kỳ vọng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh mới, hiện đại hóa ứng dụng cần được tiến hành nhanh chóng.

Tại sao việc hiện đại hóa ứng dụng cần được thực hiện ngay lúc này?

Sử dụng hệ thống ứng dụng hiện đại giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và giải quyết khó khăn. Dưới đây là ba vấn đề lớn thường được đề cập. Dù có vẻ chỉ liên quan bộ phận CNTT, nhưng thực tế ảnh hưởng toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Thúc đẩy tác động kinh doanh từ khái niệm “chuyển đổi kỹ thuật số”

hiện đại hóa ứng dụng 3

Các phần mềm phụ cơ bản như mobile-blockchian-AI-IoT initiative đem đến hiệu quả kinh doanh nhất định. Dù vậy, nó vẫn không cao vì thiếu khả năng tích hợp với hệ thống cốt lõi. Ngược lại, các phần mềm hiện đại hóa lại đơn giản hơn và mang lại hiệu quả khá cao. Việc tích hợp hệ thống thanh toán và hệ thống ghi chép cũng giúp doanh nghiệp rất nhiều. Hãy c chương trình khuyến mãi mới mỗi tuần sẽ giúp thu hút khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Forrester lưu ý thêm, “Các hệ thống cốt lõi thường cứng nhắc và hạn chế nhiều khả năng. Muốn thay đổi quy trình kinh doanh cần thực hiện những thay đổi mới mẻ cho phần mềm hệ thống”. Doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng, một phần là do phần mềm chưa được nâng cấp. Hãy hiện đại hóa ứng dụng để linh hoạt theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Từng bước giải quyết vấn đề “Nợ kỹ thuật”

hiện đại hóa ứng dụng 4

Theo một báo cáo của Gartner, “Hiện đại hóa ứng dụng nên lấy doanh nghiệp làm trung tâm, một cách liên tục và đa dạng” (8/2019) “đến năm 2025, nợ kỹ thuật phát sinh sẽ tiếp tục cộng dồn với nợ kỹ thuật hiện có, chiếm hơn 40% ngân sách CNTT hiện tại.” Hiện nay nhiều tổ chức đang vận hành trên các ngôn ngữ, khuôn khổ và các lớp cơ sở hạ tầng ứng dụng dù không được hỗ trợ hoặc sắp hết thời hạn hỗ trợ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và làm nhóm kĩ thuật mắc kẹt trong công việc bảo trì vốn không mang lại giá trị kinh doanh.

“Nợ kỹ thuật” gây khó khăn nhất cho lĩnh vực CNTT

Loại nợ kỹ thuật gây khó khăn nhất cho lĩnh vực CNTT chính là mã khó thay đổi. Từ các khoản chi phí phát sinh bởi các thỏa thuận hỗ trợ mở rộng đến thời hạn bảo trì sử dụng, loại mã này sẽ trở nên đắt đỏ theo thời gian. Thêm vào đó là khối lượng các lỗ hỗng và rủi ro (CVE) cần khắc phục. Các tổ chức có quy trình thay đổi tốn kém và sử dụng nhiều lao động phải đối mặt với vấn đề lớn nhất. Đó chính là quản lý chi phí trong khi vẫn duy trì bảo mật một cách tốt nhất.

Việc hiện đại hóa phần mềm sẽ giảm chi phí bảo trì và dễ dàng áp dụng pháp bảo mật tốt nhất, ví dụ như vá lỗi thường xuyên. Trong một báo cáo có tiêu đề “Vượt qua rào cản nhanh chóng bằng cách giảm nợ kỹ thuật trong I&O” (7/2019), Gartner dự đoán rằng “đến năm 2023, các nhà lãnh đạo của I&O [Cơ sở hạ tầng & hoạt động] tích cực quản lý và giảm nợ kỹ thuật, rút ngắn ít nhất 50% thời gian cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.”

Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ứng dụng về nâng cấp cấu ​​trúc Cloud

hiện đại hóa ứng dụng 5

Ở những bước đầu của quá trình di chuyển lên nền tảng Cloud, nhiều tổ chức đã áp dụng phương pháp “nâng cấp và thay đổi”. Đáng tiếc là không đạt được hiệu quả như mong đợi. Như Anne Thomas của Gartner đã viết trong “Hype Cycle for Application Architecture and Development, 2019” (tháng 8 năm 2019) “Đối với các tổ chức chỉ đơn giản chuyển các ứng dụng theo mô hình 3 tầng truyền thống sang các nền tảng Cloud sẽ nhận thấy hiệu quả hoạt động khá kém. Hầu hết các ứng dụng truyền thống đều chứa Cloud anti-pattern, điều này tiêu tốn quá nhiều tài nguyên và không có khả năng khôi phục một cách hoàn chỉnh”.

Yêu cầu của nền tảng Cloud

Trong khi đó, nền tảng Cloud yêu cầu cấu ​​trúc phần mềm hiện đại để tương thích. Lấy máy tính không máy chủ làm ví dụ, đây là một kiến ​​trúc hướng sự kiện nên về cơ bản rất khó để ghép vào một phần mềm nguyên khối. Tương tự, các dịch vụ máy học (machine learning) giả định kiến ​​trúc lấy API làm trung tâm để truyền dữ liệu giữa các dịch vụ khác. Việc tận dụng những thay đổi mới này đòi hỏi phải hiện đại hóa phần mềm hỗ trợ khả năng kinh doanh và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Không phải tất cả phần mềm đều cần được hiện đại hóa, nhưng điều này được khuyến khích nếu quá trình thay đổi phần mềm kéo dài, tốn nhân lực và gây cản trở hoạt động của tổ chức trong việc:

  • Cung cấp các tính năng tạo doanh thu cho khách hàng
  • Cập nhật bất kỳ phần nào của phần mềm để xóa các lỗ hổng nghiêm trọng hoặc các thành phần không hỗ trợ
  • Di chuyển sang một nền tảng ít tốn kém hơn

Biên dịch bởi Tuyết Hiền – Iworld.com.vn