Fortinet: Kết hợp mạng và bảo mật để tận dụng tối đa mạng 5G

Iworld.com.vn – Cách Fortinet kết hợp mạng và bảo mật để tận dụng tối đa 5G

Các công ty trên rất nhiều lĩnh vực vẫn đang tiếp tục đi theo xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, áp dụng Internet Vạn Vật (Internet of Things – IoT) và làm việc từ xa để đạt được kết quả kinh doanh và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Đặc biệt là khi xem xét mở rộng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), các công ty/ tổ chức đang làm cho network perimeter (tạm dịch: phạm vi của mạng) bành trướng và phức tạp hơn. Các văn phòng tại gia, chi nhánh, trung tâm dữ liệu và nền tảng đám mây đang yêu cầu một cách tiếp cận mới để được bảo mật nhiều hơn, bao gồm mạng LAN, WAN, trung tâm dữ liệu (data center) và đám mây. 

Việc chuyển đổi sang làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm các tổ chức phải liên tục điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của họ. Để đáp lại những thay đổi này, muốn hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục phải đảm bảo được khả năng truy cập từ xa linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi và an toàn… trong bất kỳ ứng dụng, thiết bị và từ vị trí nào. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp phải thực hiện điều này ở quy mô lớn. Để làm được điều này và để nhận ra đầy đủ tiềm năng của các quyết định áp dụng công nghệ, việc kết hợp giữa mạng và bảo mật là điều gần như bắt buộc.

Đón đầu lời hứa về mạng 5G

Khi các tổ chức tiếp tục chuyển dịch mô hình kinh doanh, khả năng hiệu suất cao của 5G sẽ cho phép gia tăng các cải tiến có giá trị. Trong vài năm gần đây, các công ty đã bắt đầu triển khai nhiều thiết bị kết nối để thu thập và chia sẻ thông tin. Điều này đã giúp họ phát triển các quy trình dự đoán, giúp họ chủ động hơn để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. 

Một số trường hợp ứng dụng mạng 5G bao gồm:

  • Tự chủ dây chuyền sản xuất (Autonomous Production Lines)
  • Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance)
  • Phẫu thuật từ xa (Remote Surgery)
  • Thành phố thông minh (Smart Cities)
  • Quản lý lưu lượng được hỗ trợ bởi Trí tuệ nhân tạo – AI (AI-assisted traffic management)

Với các thiết bị được kết nối mạng 5G, mọi thứ trở nên dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, các thiết bị này đã mở rộng attack surface (tạm dịch: tấn công bề mặt) và khiến tăng độ phức tạp của CNTT, vô tình mở ra cơ hội lớn cho tin tặc xâm nhập vào. 

Thực hiện phương pháp tiếp cận tích hợp để bảo mật mạng 5G 

Để khai thác được hết những tiềm năng của mạng 5G, các doanh nghiệp phải triển khai các giải pháp rộng rãi, tích hợp và tự động; kết hợp bảo mật, mạng và tính toán với nhau. Nếu tách rời ba thứ này thì sẽ khó thành công, bởi lẽ các mạng ngày nay rất linh hoạt. Bảo mật phải được tích hợp với nhu cầu kinh doanh luôn thay đổi và định hình cấu trúc mạng. 

Cả người dùng và ứng dụng đều được coi là “danh tính” của mạng. Mạng hoạt động để cung cấp hiệu suất và truy cập nhất quán từ đầu đến cuối cho bất kỳ giao dịch nào. Tuy nhiên, các sản phẩm bảo mật truyền thống vẫn tập trung vào việc bảo mật một vị trí cụ thể trong hệ thống mạng. Trong điều kiện tốt nhất, các công cụ này chỉ giám sát một phân đoạn mạng duy nhất. 

Đối với các mô hình kinh doanh thương mại hoạt động không tiếp xúc (contactless), chúng cần tích hợp mạng, bảo mật và máy tính để hoạt động cùng nhau trong một giải pháp. Đó là cung cấp tốc độ cao với giá trị hiệu suất chặt chẽ. Nói cách khác, bảo mật và mạng phải tích hợp thành một hệ thống duy nhất. Bằng cách áp dụng security-driven networking, các tổ chức có thể đảm bảo rằng bất cứ khi nào cơ sở hạ tầng mạng của họ phát triển hoặc mở rộng, bảo mật sẽ tự động điều chỉnh và mở rộng quy mô. Là một phần tích hợp của cơ sở hạ tầng mạng, điều này bảo vệ danh tính mở rộng của người dùng hoặc thiết bị, đảm bảo bảo vệ nhất quán,  đồng thời, cho phép tăng tốc hiệu suất. 

Cách giải quyết những thách thức về hiệu suất và việc kết nối

Tích hợp vật lý chỉ là bước đầu tiên để tạo ra một chiến lược mạng định hướng bảo mật – các tổ chức cũng phải đảm bảo hiệu suất mạnh mẽ và khả năng tương tác giữa bảo mật và mạng. Khi thế giới chuyển sang 5G và điện toán biên (edge computing), các chính sách mạng và bảo mật phải liên tục thay đổi để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng, đổi mới kỹ thuật số không còn là mục tiêu trong tương lai, mà đó là giai đoạn hiện tại. Các thiết bị được kết nối hiệu suất cao sẽ tiếp tục tạo ra các mạng edge mới, thường là trên cơ sở đặc biệt hoặc trong một thời gian giới hạn. Thực tế ảo và giao tiếp dựa trên tương tác thực tế (augmented reality) cung cấp các trải nghiệm nhập vai mới và trải nghiệm tương tác trực tuyến sử dụng các phương tiện truyền phát trực tuyến (streaming media) và công cụ tương tác sẽ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong tương lai. 

Không có thay đổi nào có thể đứng độc lập một mình. Việc xây dựng các công nghệ mới sẽ kết nối nhiều dịch vụ với nhau theo những cách mới với các hệ thống thông minh, như giao thông, tòa nhà, thành phố và cơ sở hạ tầng thông minh. Sự kết hợp của mạng và bảo mật là cách duy nhất để đảm bảo dữ liệu liên tục được bảo mật và sẵn sàng chạy trên các mạng phân tán/ thông số rải cao. 

Chuẩn bị cho tương lai với mạng 5G

Mạng 5G chỉ là bước khởi đầu cho những thay đổi mà công nghệ và kết nối đem đến cho thế giới. Để đáp ứng những thách thức này, các giải pháp bảo mật thế hệ tiếp theo phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc kết hợp, khả năng thích ứng và hiệu suất. 

Công nghệ mới dẫn đến các yêu cầu kinh doanh mới. Tất cả đều đòi hỏi phải nâng cao hiệu suất và sự nhanh nhẹn. Chỉ có cách tiếp cận kiểu kết hợp bảo mật và mạng mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Các tổ chức cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để đáp ứng với sự chuyển dịch sang điện toán đám mây và điện toán biên, đi kèm với sự xuất hiện của mạng 5G. Tích hợp mạng, bảo mật và máy tính là một cách tiếp cận mới, mang lại kết quả và trải nghiệm tốt hơn.

Biên dịch bởi Thy Thy – Iworld.com.vn