[Keyshot] Tính năng Network Rendering hoạt động như thế nào?

Hôm nay Iworld.com.vn gửi tới độc giả thông tin về cách Keyshot Network Rendering hoạt động. Đây là một ứng dụng ấn tượng và hữu ích đến từ Keyshot, bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể các đặc điểm sơ bộ và cách thức hoạt động của Network rendering để mọi người dễ hình dung nhé.

Về cơ bản, Keyshot với tính năng Networking Rendering bao gồm 3 vai trò chính: Clients (khách hàng), Managers (trình quản lý) và Workers (người làm). 

Mô hình dưới đây sẽ biểu thị cho bạn đọc thấy mối quan hệ tương tác đơn giản nhất giữa các vai trò này. Mỗi máy tính đảm nhiệm duy nhất một vai trò. 

Một máy tính được cấu hình là manager hoặc worker thì cũng có thể có chức năng như một client. Trong trường hợp manager, Keyshot (ứng dụng bên khách hàng) liên lạc nội bộ với dịch vụ quản lí đang vận hành phía sau. 

Có một lưu ý quan trọng rằng chỉ nên có duy nhất một manager cho network của bạn. Trình quản lí có thể có cả CPU và GPU Workers, và chỉ định nhiệm vụ các công việc CPU/GPU render cho worker nào có liên quan. Một worker có thể được thiết lập để phù hợp với các dạng CPU/GPU, hoặc cả hai dạng nếu phần cứng đáp ứng những yêu cầu cụ thể. 

CLIENT MANAGER WORKER
  • Gửi yêu cầu công việc đến trình quản lí thông qua Keyshot
  • Nhận công việc đã được hoàn thành từ trình quản lí 
  • Giữ thành quả đầu ra cuối cùng ở mỗi địa chỉ mặc định 
  • Có thể sửa đổi các cấu hình nhất định của trình quản lí, chẳng hạn như người dùng. 
  • Nhận yêu cầu công việc từ khách hàng và để chúng ngay ngắn vào hàng đợi  
  • Phân chia mỗi công việc thành các nhiệm vụ tính toán cụ thể.
  • Chỉ định nhiệm vụ cho mỗi workers
  • Chuyển tất cả những đầu ra đã render thành hình ảnh, video, KeyshotXR hoặc cấu hình cuối cùng 
  • Gửi những công việc đã hoàn thành trở lại cho khách hàng. 
  • Nhận các nhiệm vụ rendering từ quản lí mà worker đó đảm nhiệm
  • Gửi đi các nhiệm vụ đã được hoàn thành xong. 

HIỆU SUẤT CỤ THỂ

Dải và miền (Bands and Regions)

Để hiểu được điều gì xảy ra khi bạn gửi công việc cho Network Rendering, thì quan trộng là phải hiểu về dải và miền và sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Khi render hình ảnh tĩnh, Keyshot chia các công việc trong Network Rendering thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và phân phối chúng cho từng worker có sử dụng hai chiến lược: dải và miền.   

Dải: Nhìn chung, dải chia thành ít nhiệm vụ hơn so với miền. Kích thước mặc định của dải là chiều cao 320 pixel x chiều rộng của toàn bộ hình ảnh. Đối với chế độ CPU, các dải chồng lên nhau 10 pixel để làm mượt một số hiện vật nhất định, nếu không nó sẽ hiển thị không được không liên tục khi cho ra kết quả.

Miền: Kích thước mặc định của miền là 320 x 320 pixel. Hãy nghĩ về các dải như hình chữ nhật chồng lên nhau và các miền là hình vuông,, bạn sẽ dễ hình dung hơn. 

Rendering Animation / KeyShotXR / Configurator mặc định không sử dụng các dải hoặc miền. Thay vào đó, các kết xuất này được phân chia và phân phối cho các workers như các frame riêng biệt. Bảng sau đây cho thấy khi nào KeyShot sẽ phân chia các công việc Network Rendering theo các dải và miền. 

Chế độ CPU Render hình ảnh tĩnh

Chế độ CPU 

Caustics On Caustics Off GI On GI Off

Chế độ Interior

Dải Dải Dải Dải
Chế độ Product Dải Miền

Dải

Miền

Điều khiển tùy chỉnh Miền Miền Miền

Miền

Chế đ GPU Render hình ảnh tĩnh

Chế độ GPU 

Caustics On Caustics Off GI on

GI Off

Chế độ Interior 

Dải Dải Dải

Dải

Chế độ Product

Dải Dải Dải Dải

Điều khiển tùy chỉnh

Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng

Không áp dụng

Lưu ý rằng bạn không thể trực tiếp chỉ định xem liệu các dải hoặc miền có được sử dụng khi render hay không. Chế độ chiếu sáng đã chọn cho biết liệu các dải hoặc miền có đang được sử dụng.

iworld.com.vn mong rằng bài viết về cách hoạt động Keyshot Network Rendering  hữu ích với các bạn độc giả. Để xem thêm nhiều bài viết về hãng Keyshot và các chủ đề liên quan, độc giả có thể truy cập tại đây.

Biên dịch bởi Ngọc Ly- iworld.com.vn