Những chiêu giúp doanh nghiệp giảm chi phí mua phần mềm bản quyền

Những chiêu giúp doanh nghiệp giảm chi phí mua phần mềm bản quyền

Iworld.com.vn – Công nghệ thông tin có tác động to lớn đến các ngành kinh tế và giữ vai trò chủ đạo chuyển biến nền kinh tế hiện nay sang nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức. Việc tuân thủ, thực thi các quy định, công ước quốc tế về quyền tác giả và sở hữu trí tuệ là đòi hỏi tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế. Là sân chơi bình đẳng và tạo ra giá trị chính đáng.

Thanh tra việc sử dụng phần mềm toàn quốc

Cho đến hết năm 2015, Các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra bản quyền phần mềm đột xuất gần 550 doanh nghiệp trên cả nước và kiểm tra hơn 27.600 máy tính. Tổng giá trị phần mềm vi phạm tới hàng trăm triệu đô la, phạt hành chính hàng chục tỉ đồng và một số công ty đã bị khởi kiện. 99% các công ty bị phát hiện đều thừa nhận và chịu trách nhiệm liên quan.

Trong chi phí đầu tư cho công nghệ thông tin (CNTT) của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Có lẽ chi phí phần cứng đang chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong trường hợp chúng ta sử dụng những phần mềm không có bản quyền. Và chi phí trang bị bản quyền luôn cao hơn so với phần cứng xét trên một thiết bị đầy đủ phần mềm chính hãng.

Chúng ta lấy ví dụ cho ba trường hợp sau (số lượng là 1)

Chi phí mua thiết bị Chi phí mua Software Full
 

 

 

1. Máy trạm PC/ Laptop cho nhân viên

 

 

PC: 12,000,000/ 1PC

Bảo trì: 200,000/năm
Nâng cấp (10%): 1,200,000

Windows : 4000,000/bộ
Office Standard: 8000,000/ bộ
Adobe Acrobat Pro (PDF): 10,000,000/bộ
Từ điển (Tùy chọn): 150,000 – 4000,000
Backup for Agent/ Symantec: 15,000,000
Antivirus: for Client 600,000/ năm
Mail Client: 500,000

 Tổng chi phí

VND 13,400,000 VND 38,250,000
 

 

 

2. Máy chủ Server cho doanh nghiệp

 

 

Server: 60,000,000/ 1PC
Nâng cấp (30%): 15,000,000

Windows Server Std: 20,000,000
SQL Server: 20,000,000
Backup for Server/Symantec: 25,000,000
Antivirus for Server: 3000,000
Vmware/ Hyper-V: 9000,000
Exchange for Server: 120,000,000

 Tổng chi phí

VND 75,000,000 VND 197,000,000
 

3  Máy Workstation cho kỹ sư, nhà thiết kế, lập trình, đồ họa 

 

PC: 60,000,000

Autodesk AutoCAD: 55,000,000
3Ds Max: 55,000,000
V-ray: 28,000,000
CAD/CAM : 200,000,000

 Tổng chi phí

VND  60,000,000 VND 338,000,000

Nhiều doanh nghiệp để đảm bảo cho yêu cầu công việc đã phải tính đến hướng đi sử dụng các phần mềm không có bản quyền.

Hậu quả của hành động này bên cạnh việc sẽ bị phạt hành chính. Việc sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng do phải gỡ bỏ phần mềm vi phạm và liên lạc với bên sở hữu bản quyền để xử lý các vấn đề phát sinh.

Tuy nhiên, vẫn có các giải pháp để doanh nghiệp có thể hạn chế và giảm các chi phí cho bản quyền phần mềm của mình.

Hầu hết người sử dụng sẽ không dùng quá 60% các chức năng của phần mềm ngoại trừ các chuyên gia (Professional, Experts). Trong doanh nghiệp khoảng 2/3 là nhân viên thông thường làm các công việc cơ bản như văn phòng, 1/3 còn lại làm việc chuyên môn như kế toán, thiết kế, tính toán, lập trình.

Vậy, doanh nghiệp nên phân phối chi phí hợp lý cho từng nhân viên, phòng ban nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.

Mua một ứng dụng khác thay thế để giảm giá thành là cách duy nhất cho việc giảm chi phí tối đa

Nếu nói về phần mềm nào bị sử dụng không bản quyền nhiều nhất thì câu trả lời chính là Windows và Office của Microsoft. Việc thay thế Office hiện nay không phải quá khó. Đã có rất nhiều hãng khác tạo ra các phần mềm miễn phí, dung lượng thấp nhưng vẫn đầy đủ các chức năng của Word hay Excel.

Làm thế nào để tối ưu và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo công việc hoàn thành và đạt kết quả như mong đợi hoặc hơn? Hãy xem bảng phối hợp được PACISOFT đưa ra dưới đây để tìm cho mình những phương án. Ví dụ: thay vì dùng AutoCAD, hãy sử dụng ZWCAD . Thay vì dùng Microsoft Office, hãy sử dụng WPS Office.

Chức năng của các phần mềm và giao diện hoàn toàn giống nhau để tiện cho người sử dụng không phải học lại các thao tác

Những chiêu giúp doanh nghiệp giảm chi phí mua phần mềm bản quyền

Những chiêu giúp doanh nghiệp giảm chi phí mua phần mềm bản quyền

Lưu ý: Ở Việt Nam và nhiều quốc gia, bản quyền dùng thử chỉ cho phép sử dụng từ 7-60 ngày, và nếu lựa chọn thuê bao phải mua tối thiểu 1 năm sử dụng

Chọn mua một phiên bản rẻ hơn

Mặt trái của việc mua các phiên bản giá thấp đó là chấp nhận mất đi một số chức năng. Khi so sánh hai phần mềm là Photoshop CC 2015 và Photoshop Element 13, người dùng sẽ thấy phiên bản Element mất đi một nửa số công cụ bình thường.

Ngoài ra, tính tiện dụng của phần mềm này cũng không bằng được Photoshop CC. Tất nhiên điều này là đúng vì mức giá của hai phần mềm chênh nhau khá nhiều.

Acrobat DC Standard và Acrobat DC Pro  cũng có nhiều tính năng khác nhau mà đa phần doanh nghiệp đề sử dụng.

Mua bản quyền thuê bao theo năm (Subscription) (dành cho dự án ngắn hạn)

Đây là giải pháp khi trong doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng một phần mềm nào đó nhưng không thường xuyên. Có thể thời gian đó chỉ kéo dài trong khoảng thời gian thực hiện dự án nên việc mua hẳn một phần mềm trở thành quá đắt. Nhất là đối với những phần mềm chuyên nghiệp.

Việc này có thể hơi mất thời gian nhưng vấn đề bản quyền có thể được giải quyết. Bên cạnh đó cả WPS Office, Microsoft Office 365, Adobe và Autodesk hiện nay đều có chính sách bán phần mềm theo tháng nhưng tính tiền tối thiểu 1 năm. Kèm với đó là khá nhiều tiện ích đám mây cung cấp cho người dùng khả năng làm việc ở mọi nơi. Vậy đây là cách đảm bảo được chính xác phần mềm cần thiết và vấn đề bản quyền luôn được tuân thủ.

Iworld.com.vn