

Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu chịu mở túi tiền ra mua phần mềm antivirus có bản quyền, thay cho thói quen chỉ dùng phần mềm miễn phí hay bẻ khóa trước đây.
Việt Nam mỗi năm có khoảng 1,5 triệu máy tính mới được bán ra và 10 triệu máy tính kết nối Internet có nhu cầu sử dụng phần mềm diệt virus. Đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp sản phẩm, phát triển khá mạnh trong năm 2010 với nhiều thương hiệu trong và ngoài nước.
Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu chọn mua bản quyền phần mềm diệt virus như một cách bảo vệ máy tính hiệu quả. |
Theo công bố mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về thương hiệu phần mềm antivirus được ưa chuộng, Bkav đứng thứ nhất với 73,95% phiếu bầu, phần mềm Kaspersky (Nga) đứng thứ hai (13,36%) và Norton Antivirus (Mỹ) đứng thứ ba (8,95%).
Ngoài ra còn có nhiều nhà cung cấp tên tuổi khác như BitDefender, Avira, Panda Security… Nhìn chung thị trường phần mềm diệt virus trong nước còn nhiều tiềm năng nên các hãng tập trung tìm kiếm những người dùng mới để làm lớn thị trường, hơn là cạnh tranh lẫn nhau.
Khó khăn lớn nhất của các nhà cung cấp tại thị trường Việt Nam hiện nay chính là thói quen của người sử dụng máy tính. Nhiều người vẫn thích dùng phần mềm miễn phí hoặc bẻ khóa, nhưng những phần mềm này không đầy đủ tính năng ưu việt nên vô hiệu trước sự tấn công xâm nhập của virus.
Bằng nhiều cách thức như cho dùng thử miễn phí sau đó mới bán phần mềm bản quyền, tăng cường quảng bá, mở rộng hệ thống bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật…, các công ty đã dần thuyết phục được người tiêu dùng.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Điều hành NTS Security, nhà phân phối độc quyền sản phẩm Kaspersky tại Việt Nam, chia sẻ: “Kinh nghiệm phát triển thị trường của chúng tôi là tự tin tiếp cận khách hàng hơn ngồi than vãn về thói quen dùng miễn phí và ‘crack’ của người dùng. Người dùng Việt Nam rất tôn trọng bản quyền và cũng rất sòng phẳng để trả tiền theo đúng giá trị mà sản phẩm mang lại cho họ”.
Theo ông Vũ, bên cạnh khó khăn cũng có thuận lợi là có đến 80% người dùng chưa dùng bản quyền phần mềm diệt virus. Phần thưởng thị phần xứng đáng chỉ dành cho những thương hiệu nào chuyển giao được giá trị sử dụng qua sản phẩm và cho người dùng thấy lợi ích thực sự, hơn là chỉ truyền thông đơn điệu về việc ủng hộ khái niệm “bản quyền” trống rỗng.
Còn ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Bkav đánh giá, thực tế người sử dụng đã nhận ra dùng phần mềm diệt virus có bản quyền an toàn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều, so với việc khi sử dụng các phần mềm miễn phí, “crack”…
“Máy dùng phần mềm ‘crack’ khi gặp virus lại phải cài lại hệ điều hành, mất mát dữ liệu, thời gian, tiền bạc. Chính vì vậy, người dùng đã quyết định lựa chọn phần mềm diệt virus có bản quyền và tiếp tục giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp của mình”, ông Sơn nói.
Ngoài virus máy tính, virus trên điện thoại di động cũng rất phát triển trong năm nay. Điều nguy hiểm là nhiều người vẫn chưa biết về mối nguy hại chực chờ cho những dữ liệu riêng tư quan trọng nằm trong chiếc điện thoại của họ, vì quan niệm virus chỉ ảnh hưởng đến máy tính.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Điều hành NTS Security, cho biết hiện tại mỗi tháng công ty bán được khoảng 1.000 bản quyền diệt virus cho các dòng điện thoại thông minh.
“1.000 bản quyền là con số quá nhỏ so với hàng triệu điện thoại được bán ra. Tuy nhiên đây là một tín hiệu vui cho thị trường phần mềm diệt virus, cho thấy người tiêu dùng đã có niềm tin vào các sản phẩm tính phí và ý thức bảo vệ an toàn thông tin cũng được nâng lên”, ông Vũ nhận định.
more recommended stories
Chương trình khuyến mãi Autodesk trong quý 2 Năm tài chính 2019
Gửi những bản quyền vĩnh viễn.
7 bộ công cụ chuyên nghành tối ưu năng suất làm việc của AutoCAD và AutoCAD LT 2019
7 bộ công cụ chuyên nghành.
Revit giúp Whizdom 101 tối ưu quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng hiệu quả
Việc biến các mảnh đất thô.
Sự kiện Microsoft: Gia tăng hiệu suất và quản trị mạnh mẽ với Office 365 và Exchange
Đáp ứng xu thế công nghiệp.
PACISOFT tổ chức thành công lễ kỉ niệm 7 năm thành lập công ty
Ngày 11/11 vừa qua, lễ kỷ niệm.
Bảo vệ Microsoft Office 365 với Acronis Backup 12
Bạn có biết rằng 77% khách.
-
Phiên bản eM Client 7.1 có gì mới?
eM Client là một ứng dụng e-mail chạy trên.
-
Thông báo ra mắt Foxit Launches PhantomPDF 9.0 và ConnectedPDF 2.0
Foxit Software đã giới thiệu.
-
Sketchup Make : đây có phải là lời tạm biệt?
Sketchup Make : đây có phải.
-
PACISOFT cung cấp và phân phối phần mềm Dropbox
PACISOFT cung cấp và phân phối.
Thông báo chuyển đổi từ SQL Server 2016 lên SQL Server 2017 tại VN
Ngày 1 tháng 10 năm 2017,.
-
Microsoft chính thức cung cấp phiên bản SQL Server 2017
Microsoft chính thức cung cấp phiên.
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng với phần mềm Foxit
Cải thiện sự hài lòng của.
ConnectedPDF là PDF thế hệ kế tiếp cho thế giới kết nối
ConnectedPDF là PDF thế hệ kế.
Ứng dụng eM Client đầy đủ tính năng của một giao diện hiện đại và dễ sử dụng
Ứng dụng eM Client đầy đủ.
Ứng dụng eM Client tuyệt vời cho Windows Mail của bạn
Ứng dụng eM Client tuyệt vời.
Tính năng vượt trội của Foxit PhantomPDF
Tính năng vượt trội của Foxit.
Các định dạng PDF của Foxit đã cách mạng hóa việc gửi tài liệu
Các định dạng PDF của Foxit.
Trình đọc, tạo và chuyển đổi PDF của Foxit hoàn toàn miễn phí cho Windows
Trình đọc, tạo và chuyển đổi.
Phiên bản nitro Pro 11
Phiên bản nitro Pro 11 Nitro.