

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã yêu cầu Cục Viễn thông sớm xây dựng Thông tư về quản lý giá cước, trong đó có quy định về “giá sàn” để làm cơ sở xác định “ngưỡng” phá giá thị trường của các gói cước viễn thông.
Tại cuộc họp giao ban quản lý Nhà nước tháng 1/2012 của Bộ TT&TT vừa diễn ra sáng nay, 6/2/2012, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết thời gian qua, một số doanh nghiệp nhỏ như Beeline vẫn tiếp tục triển khai một số chương trình, gói cước có dấu hiệu phá giá thị trường. Theo nhận định của Beeline, nếu họ không tiếp tục phá giá một chút thì khó có được thuê bao trong bối cảnh thị trường thuê bao di động đã tiến dần đến mức bão hòa.Còn tiếp diễn tình trạng phá giá
Dự đoán thời gian tới, các doanh nghiệp nhỏ sẽ vẫn tiếp tục phá giá, nên ông Hải kiến nghị Thanh tra Bộ TT&TT phối hợp kiên quyết đảm bảo xử lý nghiêm minh các vi phạm, trên cơ sở đó giữ vững sự phát triển của thị trường.
Nếu để doanh nghiệp tiếp tục phá giá thì sẽ dẫn tới hệ lụy là nhiều doanh nghiệp khác cũng phá giá theo (chẳng hạn như khi gói cước Tỷ phú của Beeline không bị “tuýt còi”, một số nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone cũng rục rịch khuyến mại kiểu phá giá), khi đó, thị trường sẽ rất khó phát triển bền vững.
Đồng quan điểm phải xử phạt nghiêm hoạt động phá giá thị trường, ông Lê Hữu Phương – Phó Chánh thanh tra Bộ TT&TT cũng đặc biệt nhấn mạnh trường hợp của Beeline với gói cước Tỷ phú có giá trị tính cước chưa đến 10 đồng/phút gọi nội mạng.
Theo ông Phương, hiện các doanh nghiệp lớn đều đang áp dụng mức cước 500 – 600 đồng/phút. Nếu cấp phép cho Beeline được lưu hành gói cước khoảng 10 đồng/phút (2.700 đồng gọi 110 phút) sẽ gây áp lực cho lực lượng thanh tra. Nếu không xử nghiêm Beeline và những “ông nhỏ” đang sốt ruột chinh phục thị trường bằng nhiều chiêu trò khác nhau (chẳng hạn, không áp dụng phổ thông các gói khuyến mãi, chỉ “bắn” vào những thuê bao có dấu hiệu rời mạng những chương trình ưu đãi như nhắn tin khoảng 20.000 – 30.000 đồng thì được gọi 30 phút; hoặc miễn phí một số phút nhất định tính ra khoảng 100.0000 đồng) thì các “ông lớn” không “tâm phục khẩu phục” khi bị xử phạt, và cũng sẽ không thể “ngồi yên” nhìn các gói cước khuyến mãi khủng của các đối thủ cạnh tranh. Khi đó rất có thể dẫn tới hệ lụy vỡ thị trường viễn thông.
Cần xác định giá sàn
Các nhà quản lý đều cho rằng Beeline đang “phá giá” thị trường, song vướng mắc hiện giờ là chưa có quy định chính thức về định lượng mức giá thế nào bị coi là “phá giá”.
Luật Viễn thông và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông đã định tính thế nào là “phá giá” nhưng chưa định lượng giảm bao nhiêu phần trăm so với mức giá trung bình của thị trường sẽ là “phá giá thị trường”. Pháp lệnh Giá thì chỉ quy định bán quá mức dưới mức trung bình của thị trường là phá giá nhưng không nói rõ quá mức bao nhiêu phần trăm, việc xác định “ngưỡng” của “phá giá” tùy thuộc mức độ nhạy cảm của từng ngành, lĩnh vực.
Được biết trong lĩnh vực thanh toán điện thoại quốc tế đã quy định rõ bán với mức giá thấp hơn 15% so với giá trung bình của thị trường thì bị coi là phá giá, nhưng trong lĩnh vực thông tin di động, hiện cũng chỉ đang ước lượng nếu hạ xuống 20 – 30% so với giá trung bình trên thị trường thì được phép xác định là phá giá.
Bởi vậy, tại cuộc họp sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã yêu cầu Cục Viễn thông sớm xây dựng Thông tư về quản lý giá cước, trong đó có quy định về “giá sàn” để làm cơ sở xác định “ngưỡng” phá giá thị trường của các gói cước viễn thông.
ICTnews
more recommended stories
Chương trình khuyến mãi Autodesk trong quý 2 Năm tài chính 2019
Gửi những bản quyền vĩnh viễn.
7 bộ công cụ chuyên nghành tối ưu năng suất làm việc của AutoCAD và AutoCAD LT 2019
7 bộ công cụ chuyên nghành.
Revit giúp Whizdom 101 tối ưu quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng hiệu quả
Việc biến các mảnh đất thô.
Sự kiện Microsoft: Gia tăng hiệu suất và quản trị mạnh mẽ với Office 365 và Exchange
Đáp ứng xu thế công nghiệp.
PACISOFT tổ chức thành công lễ kỉ niệm 7 năm thành lập công ty
Ngày 11/11 vừa qua, lễ kỷ niệm.
Bảo vệ Microsoft Office 365 với Acronis Backup 12
Bạn có biết rằng 77% khách.
-
Phiên bản eM Client 7.1 có gì mới?
eM Client là một ứng dụng e-mail chạy trên.
-
Thông báo ra mắt Foxit Launches PhantomPDF 9.0 và ConnectedPDF 2.0
Foxit Software đã giới thiệu.
-
Sketchup Make : đây có phải là lời tạm biệt?
Sketchup Make : đây có phải.
-
PACISOFT cung cấp và phân phối phần mềm Dropbox
PACISOFT cung cấp và phân phối.
Thông báo chuyển đổi từ SQL Server 2016 lên SQL Server 2017 tại VN
Ngày 1 tháng 10 năm 2017,.
-
Microsoft chính thức cung cấp phiên bản SQL Server 2017
Microsoft chính thức cung cấp phiên.
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng với phần mềm Foxit
Cải thiện sự hài lòng của.
ConnectedPDF là PDF thế hệ kế tiếp cho thế giới kết nối
ConnectedPDF là PDF thế hệ kế.
Ứng dụng eM Client đầy đủ tính năng của một giao diện hiện đại và dễ sử dụng
Ứng dụng eM Client đầy đủ.
Ứng dụng eM Client tuyệt vời cho Windows Mail của bạn
Ứng dụng eM Client tuyệt vời.
Tính năng vượt trội của Foxit PhantomPDF
Tính năng vượt trội của Foxit.
Các định dạng PDF của Foxit đã cách mạng hóa việc gửi tài liệu
Các định dạng PDF của Foxit.
Trình đọc, tạo và chuyển đổi PDF của Foxit hoàn toàn miễn phí cho Windows
Trình đọc, tạo và chuyển đổi.
Phiên bản nitro Pro 11
Phiên bản nitro Pro 11 Nitro.