Sơ yếu lý lịch là một hồ sơ bao gồm các kiến thức liên quan đến công việc, các khả năng, kĩ năng và kinh nghiệm làm việc của một cá nhân có liên quan đến công việc đang ứng tuyển, điều đó giúp công ty đưa ra những đánh giá sơ bộ về khuynh hướng tìm việc, phạm vi kỹ thuật và cấp bậc vị trí của người xin việc. Trong hầu hết các trường hợp, sơ yếu lý lịch là cách đầu tiên để công ty tìm hiểu về bạn

Vậy thì một sơ yếu lý lịch “hoàn hảo” sẽ trông như thế nào ?

Một sơ yếu lý lịch tốt có các đặc tính sau đây:

    1. Cố gắng ngắn gọn nhất có thể: Đối với những ứng viên có ít kinh nghiệm làm việc và bạn rất khó tìm được gì để viết. Ở trường hợp này, hồ sơ của bạn chỉ cần một trang là đủ. Thậm chí đối với những giám đốc điều hành đã có sẵn kinh nghiệm tới 10 năm, hồ sơ của bạn cũng chỉ cần 2 trang là quá ổn. Những kinh nghiệm gần đây của bạn có thể được viết chi tiết hơn, còn những kinh nghiệm đã lâu rồi thì phải đơn giản ! 
    2. Có bố cục phải rõ ràng: Không nên sử dụng quá nhiều nội dung, bạn cần phải biết rằng nhà tuyển dụng phải xử lý hàng chục, thậm chí hàng trăm hồ sơ mỗi ngày, và thành thực mà nói thì, điều này chán cực. Vì vậy, thời gian trung bình dành cho một hồ sơ là 1-2 phút. Mẹo: Một hồ sơ ngắn gọn sẽ giúp bạn được tuyển dụng nhanh hơn, còn không bạn sẽ bị loại luôn đấy. Nhớ nhé ! 
    3. Hãy làm nổi bật những điểm chính của bạn: Đối với một người xin việc, việc tốt hơn hết là hãy làm nổi bật những kỹ năng và kinh nghiệm tương ứng để HR (nhà tuyển dụng) có thể nhìn thấy ngay khi bạn lật qua hồ sơ của bạn. Nếu trong vòng 2-3 phút mà HR không thấy bất kì điểm nổi bật của bạn thì xin chúc mừng “Bạn bị loại” 
    4. Hãy trình bày đơn giản: Cho dù bạn cố gắng làm cho hồ sơ của mình lộng lẫy đến mấy thì cũng chẳng giúp được gì cho bạn. Bạn nên in hồ sơ của mình trên giấy A4. Sau tất cả thì bạn cần biết là tìm việc là một công việc nghiêm túc. Khi bạn quá cầu kì trong hồ sơ, điều ấy có thể làm nhà tuyển dụng mệt mỏi và đôi khi phản tác dụng, nhớ cho mình, họ phải xử lý hàng trăm hồ sơ mỗi ngày và họ chẳng quan tâm bạn thiết kế đẹp như nào. Nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ, ví dụ như những chuyên nghành thiết kế, thì họ lại yêu cầu cao hơn về mặt thẩm mỹ. 

Nhìn chung, một bản sơ yếu lý lịch tốt không những phản ánh những lợi thế của người tìm việc mà còn cho phép công ty đưa ra những đánh giá sơ bộ một cách nhanh nhất !

Vậy làm thế nào để có một sơ yếu lý lịch tuyệt vời !

Một sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh bao gồm thông tin cá nhân, dự định trong công việc, tự đánh giá bản thân như thế nào (về chuyên môn kỹ thuật), trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm dự án bạn đã làm. Vậy một sơ yếu lý lịch hoàn hảo sẽ bao gồm những điều sau đây:

1. Thông tin cá nhân

Tuy thông tin cá nhân không quá quan trọng, nhưng là điều không thể thiếu rồi đúng không.

Thông tin liên hệ: sđt và email rất quan trọng, hãy điền đầy đủ để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn những lúc cần thiết.

2. Dự định trong công việc

Dự định trong công việc đối với bạn khá quan trọng, nhưng dường như các HR lại không quan tâm vì thành thật mà nói điều đó tốn nhiều thời gian và năng lượng của họ. Những người làm việc lâu năm thường có những dự định rõ ràng, nhưng thường những người mới thì họ viết những điều này quá nhiều. Những người tìm việc phải có những dự định thật rõ ràng và cụ thể, thông thường thì những dự định đó sẽ bao gồm những điều sau:

Ngành dự kiến: Đối với những thí sinh chưa rõ hướng ngành, có thể ghi một vài nghành yêu thích của mình

Sự nghiệp bạn mong đợi: Viết theo kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp không thể đưa ra một con đường sự nghiệp rõ ràng, vì vậy mình khuyên bạn nên viết định hướng nghề nghiệp khái quát hơn chẳng hạn như Marketing. Nhưng nhớ rằng đừng nên viết định hướng công việc quá nhiều cùng lúc, chẳng hạn bạn vừa muốn làm Sales và vừa muốn làm bên HR là điều không ổn đâu nhé !

Nói chung thì hãy mô tả thật chính xác công việc của mình, điều đó sẽ đỡ nhọc cho bạn rất nhiều !

3. Tự đánh giá bản thân (chuyên môn kỹ thuật)

Phần tự đánh giá tập trung vào việc mô tả lợi thế nghề nghiệp của một người. Nội dung phải liên quan đến vị trí và làm nổi bật điểm mạnh của bạn liên quan đến vị trí đó.

Phần tự đánh giá rất dễ viết sai và nhiều người không biết cách viết. Một khi bản tự đánh giá được viết tốt, người tìm việc có thể tự tin thể hiện khả năng của mình và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. Còn không bạn sẽ lộ khuyết điểm của mình đấy ! 

Vậy tự đánh giá tốt cho bản thân sẽ như thế nào?

    • Nội dung chủ yếu dựa trên những ưu điểm cá nhân liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nó có thể là kỹ năng của ứng viên, các nguồn lực, kinh nghiệm liên quan, v.v. Và những nội dung đó phải cụ thể. 
    • Các điểm chính của bạn cần nổi bật và liên quan mật thiết đến vị trí đang ứng tuyển. 
    • Tốt nhất là có một số minh chứng liên quan đến các kĩ năng của bạn, chẳng hạn như bằng sáng chế cá nhân, blog về những kỹ thuật mà bạn có, hiệu suất công việc của bạn, v.v.


4. Trình độ học vấn và kinh nghiệm đào tạo 

Một nền tảng học vấn xuất sắc không nhất thiết giúp ích cho các kỹ năng nghề nghiệp, nhưng nó là một ngưỡng quan trọng để tìm kiếm việc làm. Chỉ sau khi vượt qua ngưỡng học tập này, bạn mới có thể đủ điều để tìm việc. Đối với các vị trí công việc, đặc biệt là một số công ty nổi tiếng, có yêu cầu học vấn rõ ràng khi tuyển dụng bên ngoài. Nếu nền tảng học vấn của bạn không đáp ứng yêu cầu, thì những điều kiện khác mới được xem xét.

Nếu những nền tảng học tập của bạn không đáp ứng đầy đủ thì có thể xem xét các yếu tố sau đây:

    • Làm nổi bật những ưu điểm của ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển.
    • Tập trung vào các kênh tuyển dụng, tìm kiếm bạn bè trong công ty để giới thiệu về bản thân mình, hoặc nhà tuyển dụng và nói trực tiếp về những ưu điểm của bạn đối với công việc đó 

Tóm lại, bạn có thể củng cố niềm tin của nhà tuyển dụng bằng các kĩ năng chuyên môn của mình thông qua các kênh tuyển dụng không chính thức 

Đối với nhiều vị trí thuộc nghành nghề kỹ thuật, cái ngưỡng này càng cao,nên những người có trình độ học vấn thấp ít có cơ hội hơn. Còn nếu bạn muốn bản thân mình có nhiều cơ hội hơn hãy cố gắng ở những điều sau

    • Luôn học hỏi những điều mới không ngừng, chỉ có như vậy khả năng của bạn mới càng nhiều, cơ hội nghề nghiệp càng rộng mở.
    • Mở rộng ảnh hưởng của ngành, chẳng hạn như tham gia vào nhiều diễn đàn kỹ thuật hơn, xuất bản các bài báo kỹ thuật chất lượng cao.

5. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất của sơ yếu lý lịch. Vì thế bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:

    • Thời gian làm việc: Thời gian làm việc phải được xác định cụ thể cho từng giai đoạn làm việc, thậm chí là còn cụ thể cho từng tháng. Nhân sự sẽ quan tâm nhiều hơn đến thời gian làm việc của từng công việc và khoảng cách thời gian khi lựa chọn hồ sơ. 
    • Chức danh công ty: Nhiều công ty có tên pháp nhân, tên thương hiệu công ty và tên sản phẩm của công ty. 
    • Vị trí công việc: Một số công ty có thể có chức danh công việc cụ thể của riêng họ, nhưng bạn nên sử dụng chức danh công việc phổ biến trong nghành nghề của mình. Nếu bạn đã làm việc trong cùng một công ty trong nhiều năm và đã trải qua nhiều vị trí, bạn có thể mô tả các vị trí khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. 
    • Trách nhiệm đối với công việc (Chức trách): Chức trách không nên quá phức tạp hoặc quá đơn giản; chỉ cần mô tả chúng một cách dễ hiểu để đảm bảo HR có thể nắm được kinh nghiệm của bạn. 
    • Hiệu suất công việc: Đối với công việc nghành nghề kỹ thuật, bạn có thể nói về những dự án đã thành công và kinh nghiệm của bạn đối với dự án đó, đối với công việc kinh doanh, bạn có thể viết báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu hàng năm, v.v. 

Thành tích công việc phải trung thực, nghĩa là thành tích bạn viết ra phải soi xét kỹ lưỡng; nếu không, nó sẽ không hiệu quả khi bạn đi xin việc. Ví dụ, ở vị trí bán hàng theo dự án, có người viết rằng họ bán được 200 triệu trong một dự án nào đó, nhưng thực tế họ chỉ là người hỗ trợ, thì điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ, cho nên hãy luôn trung thực.

6. Kinh nghiệm trong làm dự án

Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm trong làm các dự án, điều đó khá ổn. Vì vậy hãy cố gắng điền đủ các thông tin sau trong hồ sơ của mình:

    • Tên dự án: điền theo tên thực của dự án. 
    • Giới thiệu dự án: mô tả khái quát về dự án, môi trường dự án và mục tiêu của dự án. 
    • Chức vụ trong dự án: vai trò của người nộp đơn trong dự án. 
    • Trách nhiệm đối với dự án như thế nào: các trách nhiệm cụ thể được đảm nhận trong dự án và công việc cụ thể để hoàn thành những trách nhiệm đó. 
    • Kết quả dự án và những đóng góp của cá nhân.


Viết một phần trải nghiệm về dự án này cho thấy bạn đã tham gia vào một dự án tốt và đóng một vai trò quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn về kinh nghiệm, có một phương pháp sau đây có thể giúp ích được cho bạn đấy !

Phương pháp phỏng vấn STAR 

Bạn có thể sử dụng phương pháp STAR để viết trải nghiệm dự án của mình. Phương pháp STAR bao gồm chữ cái đầu tiên của bốn từ: tình huống, nhiệm vụ, hành động và kết quả.

    • S (situation) = Tình huống. Bối cảnh của dự án, những khó khăn của dự án 
    • T (task) = Nhiệm vụ. Đội có bao nhiêu người? Vai trò cụ thể của bạn trong nhóm là gì? 
    • A (action) = Hành động. Làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Bạn đã gặp phải những vấn đề gì trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ? Nó đã được giải quyết như thế nào? 
    • R (result)  = Kết quả. Kết quả của công việc là gì?

(Hình ảnh từ professoraustin)

Và đó là những gì bạn cần để hoàn thành một bản lý lịch hoàn chỉnh, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những phần như mức lương bạn kì vọng, nguyện vọng hay sở thích cá nhân. Bạn có thể điền những thông tin này tùy theo nhu cầu của mình. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là bạn luôn cần phải có chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt.

Còn bây giờ, tất cả những điều bạn cần là hãy hoàn thành ngay hồ sơ của mình. Tin tốt là WPS Office cung cấp các mẫu sơ yếu lý lịch cho người dùng, nơi bạn có thể thực hiện những sản phẩm tuyệt vời nhất cho riêng mình. Mình khuyên là các bạn nên thử làm luôn, mình đã từng sử dụng nó nhiều lần và thực sự phải nói rất tiện dụng, nó sẽ đỡ tốn thời gian hơn rất là nhiều đấy. 
Hãy tìm hiểu thêm về WPS Resume Master tại đây nhé ! WPS Resume Master

Xem thêm các phần mềm của WPS.

Biên dịch bởi Phạm Hồng Hiệp – Iworld.com.vn